Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ: Với chủ để ” Hương sắc phương Nam ” dự kiến sẽ tổ chức từ ngày 12 – 16/04/2019 tại trung tâm xúc tiến đầu tư – thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ.
CẦN THƠ RỘN RÀNG VỚI ” KỲ THÚ HƯƠNG SẮC PHƯƠNG NAM 2019 “
Qua 7 lần tổ chức, lễ hội bánh dân gian Nam Bộ đã mang đến cho thực khách trải nghiệm nhiều hương vị hấp dẫn trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ. Năm nay, Cần Thơ lại rộn ràng với ” Kỳ thú hương sắc phương Nam ” lễ hội bánh lần này còn giới thiệu một số loại bánh nổi tiếng từ các nước trên thế giới, cũng như các sản phẩm phụ trợ cho bánh dân gian. Lễ hội được diễn ra với các chuỗi sự kiện độc đáo, đề cao giá trị truyền thống, kết hợp các sản phẩm hiện đại, làm nổi bật tiềm năng, văn hóa ẩm thực nước nhà.
LỄ HỘI BÁNH DÂN GIAN NAM BỘ TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA
Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 8 với chủ để ” Hương sắc phương Nam ” dự kiến sẽ tổ chức từ ngày 12 – 16/04/2019 tại trung tâm xúc tiến đầu tư – thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ, cùng với sự tham gia của các nghệ nhân tài năng, các nhà hàng kinh doanh ẩm thực Nam Bộ; các doanh nghiệp kinh doanh đặc sản trong và ngoài nước.
Quy mô lễ hội 2019 sẽ có khoảng 200 giang hàng gồm 100 giang hàng bánh Nam Bộ và khoảng 100 gian đặc sản vùng miền cùng sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho bánh dân gian. Ngoài ra, lễ hội sẽ có 14 hoạt động văn hóa nghệ thuật và văn hóa ẩm thực độc đáo.
Văn hóa nghệ thuật và văn hóa ẩm thực độc đáo
Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2019 sẽ có các loại hình văn hóa nghệ thuật đậm đà hương vị sông nước Cửu Long cùng các chương trình giao lưu, kết nối văn hóa ẩm thực từ mọi vùng miền. Lễ hội dự kiến sẽ có hội thi hát về ẩm thực, món ngon Nam Bộ, các trò chơi dân gian, trình diễn thư pháp, những món đặc sản, chè quê,… cho thực khách. Đặc biệt, lễ hội bánh dân gian Nam Bộ không thể thiếu đờn ca tài tử, một di sản phi văn hóa vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận.
SẮC MÀU TRONG LỄ HỘI ÁNH DÂN GIAN NAM BỘ
Bánh tét lá cẩm Cần Thơ
Khi hoa mai vàng nở đầy trước ngõ, những ngày tết đoàn viên đang đến gần. Nhà nhà người người cùng quay quần sum họp bên nồi bánh tét đượm lửa nồng ấm cúng. Không biết tự bao giờ, đòn bánh tét đã trở thành món bánh truyền thống không thể thiếu trong những phong tục ngày tết của mỗi gia đình Nam Bộ.
” Mới tiễn Xuân đi tháng Chạp về.
Thời gian tất bật ngán nhiêu khê.
Xoay qua quẩn lại năm gần tết.
Thấm thoát đò đưa Tết cận kề.
Dăm bảy cân giò mâm ngũ quả.
Vài ba bánh tét ấm tình quê.
Vân vê gắn kết cành mai giả.
Ấm… ”
Tết lại về – Ngọc Quang Hà
Nếu ghé qua Cần Thơ, bạn nhất định đừng bỏ lỡ món bánh truyền thống ngon tuyệt này. Bánh tét lá cẩm Cần Thơ, một đặc sản nổi tiếng mà bất kỳ thực khách nào cũng không thể cưỡng lại được trước màu tím nổi bật, nhân thịt cùng trứng muối đậm đà.
Bánh cúng
Loại bánh miền Tây với cái tên nghe khá lạ lùng nhưng nếu lỡ trót ăn rồi thì lại muốn ăn thêm vài lần nữa. Bánh cúng được làm từ bột gạo, hoàn toàn không nhân. Bánh chỉ đơn giản là bột gạo, thế nhưng sức hấp dẫn của nó ngang ngửa với các loại bánh khác.
Nhiều giả thuyết cho rằng, ngày xưa bánh có tên là bánh cuốn do cách làm bánh phải cuốn lại nhưng dễ nhầm lẫn với loại bánh cuốn nhân thịt nên mới đọc lệch sang thành bánh cúng. Bánh có dạng suôn dài, bên ngoài được bao bọc bằng lá chuối.
Bánh lá dừa
Bánh lá dừa có mặt từ nhiều tỉnh: Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng,…nhưng Bến Tre mới chính là thủ phủ của loại bánh có lớp vỏ làm từ cánh lá dừa. Bánh lá dừa mang hương vị ngọt ngào, cái dẻo của nếp, cái bùi của đậu cùng vị ngọt của chuối.
Bánh da lợn
Loại bánh vô cùng thân thương, quen thuộc với người miền Tây. Hiện nay, bánh da lợn đã không còn là đặc sản riêng của vùng miền nào. Tùy vào mỗi miền, món bánh này sẽ mang hương vị khác nhau. Nếu như ở Hội An, bánh mang hương vị thanh thao thì ở miền Tây lại mộc mạc, đậm đà, ăn rồi sẽ nhớ mãi.
Bánh được làm từ bột năng, đường trắng, dừa nạo, lá dứa hay một số gia vị khác. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, khoai môn nghiền mịn, hoặc bào sợi hấp chín và bột gạo. Người ta gọi bánh là da lợn vì vẻ ngoài của nó thật giống với kết cấu của một miếng da lợn, một lớp trắng rồi lại một lớp xanh xen kẽ, cứ như một lớp mỡ, một lớp da lợn, nhìn thật vui mắt.
Bánh cam
Món bánh gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ miền Tây, chỉ cần nghe đến tên là phát thèm, liền muốn ăn. Tuy bánh cam chỉ là loại bánh đường phố bình dị, nhưng nó lại chất chứa bao kỷ niệm khó quên của nhiều người. Có lẽ, những ai chưa từng nếm qua món bánh này chắc chắn sẽ rất hiếu kỳ với cái tên ngộ nghĩnh của nó. Bánh này có dạng hình tròn, màu sắc không khỏi chê vì quá hấp dẫn, một màu cam mật ngọt ngào tựa như quả cam chín mọng. Bởi hình dáng và màu sắc như thế nên người dân gọi nó là bánh cam.
Bánh cam được làm từ bột nếp và bột gạo, nhân đậu xanh quết nhuyễn mịn. Bên ngoài bánh còn được phết thêm lớp đường thắng đặc giống như mạch nha và có màu vàng óng rất đẹp mắt. Khi thưởng thức, bánh mang đến những âm thanh giòn tan cùng hương vị ngọt ngào khó cưỡng.
Các loại bánh khác
- Bánh xèo
- Bánh đúc
- Bánh chuối
- Bánh lá mơ
- Bánh khọt
- Bánh ống
- Bánh ú, bánh ít, bánh ít trần
- Bánh tằm khoai mì
- Bánh hỏi
- Bánh nùng
- Bánh khoai mì
- Bánh bò
- Bánh thốt nốt
- Bánh tiêu
- Bánh tai heo
- Bánh giò
- Bánh bột lọc
- Bánh tổ
- Bánh bèo
- Bánh gai
- Bánh hỏi, bánh phu thê
- Bánh dẻo
MÓN NGON TỤ HỘI TỪ NHIỀU VÙNG MIỀN
Đến với lễ hội bánh dân gian 2019 lần này, quý thực khách sẽ được thưởng thức vô số món ngon trải rộng từ nhiều vùng miền Bắc – Trung – Nam cùng giao lưu văn hóa ẩm thực của các nước trên thế giới. Thực khách còn được tận mắt thấy một số quá trình, cách làm của từng loại đặc sản phương Nam, cùng thưởng thức hương vị đậm đà độc nhất của mỗi vùng miền như: Bún mắm, hủ tiếu Mỹ Tho, phở, nem nướng miền Tây, cháo lòng, bún cá lóc, bánh mì,….và nhiều món ngon khác.
có vé vào cổng không vậy ? nếu có thì giá là bao nhiêu ?
Có vé vào cổng không ? Bao nhiêu một vé?
không cần vé nhe bạn!